top of page
  • Ảnh của tác giảNguyễn Bích Thảo

MFS - Tìm lại giá trị thực (Upsize +80%)

Chào Quý nhà đầu tư,


Hôm nay Thảo muốn gửi đến Quý Nhà đầu tư một mã cổ phiếu mới trong ngành Viễn thông với tiềm năng tăng giá vô cùng hấp dẫn (Upsize +80%).

Sau bài viết khuyến nghị mã ACC thành công rực rỡ. Quý nhà đầu tư có thể tham khảo lại TẠI ĐÂY.

Bài khuyến nghị PGD - Độc quyền phân phối khí thấp áp TẠI ĐÂY.

Video nhận định cổ phiếu HPG - Chiết khấu bao nhiêu là đủ?


Và cổ phiếu Thảo khuyến nghị mua hôm nay chính là MFS - CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Mobifone.


Tổng quan về MFS


MFS là CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Mobifone (UpCOM). Là một trong những công ty liên kết của Tổng Công ty Mobifone.

Doanh thu của MFS 99,9% đến từ cung cấp dịch vụ và bán hàng hoá.





Thảo khuyến nghị mua MFS với 5 luận điểm sau đây:

1. Sản phẩm dịch vụ thiết yếu và hiện đại, ngành có tốc độ tăng trưởng cao.

2. Doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận bền vững.

3. Chia cổ tức tiền mặt hằng năm.

4. Kỳ vọng lớn vào tương lai phát triển mạng 5G.

5. Cổ phần hoá Mobifone vào năm 2022-2023 sẽ làm tăng kỳ vọng vào Doanh nghiệp trên sàn.

6. Định giá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành.


Ngành công nghệ thông tin thế giới nói chung (Amazon, Apple, Tesla, Google, Microsft,...) và Việt Nam nói riêng hiện tại đã tăng trưởng một cách thần kỳ. Đi cùng với sự thuận lợi của ngành, cổ phiếu MFS cũng đã có những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng. Doanh thu, lợi nhuận đã tăng tốt và sẽ kéo giá tăng mạnh trong thời gian sắp tới. Đóng cửa ngày 04/03/2022, MFS đang ở mức giá 33,000 đồng/cổ phiếu. Thảo định giá cổ phiếu MFS ở mức giá 59,500 đồng/cổ phiếu (+80%) dựa trên những cơ sở sau:


1. Sản phẩm dịch vụ thiết yếu và hiện đại, ngành có tốc độ tăng trưởng hằng năm 2 chữ số


Theo báo cáo của Gartner, đến năm 2021, khi các biện phép phong toả được nới lỏng, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp được cải thiện với dòng tiền dồi dào hơn so với khi xảy ra đại dịch, chi tiêu cho CNTT sẽ tiếp tục tăng. Mức chi tiêu toàn cầu ước tính tăng 4,3% trong năm 2021 lên khoảng 3.684 tỷ USD. Chi tiêu cho phần mềm được dự báo tăng mạnh nhất với 7,4% lên khoảng 483 tỷ USD, trong đó riêng cho Iaaá (cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ - loại hình điện toán đám mây cung cấp không gian ảo với khả năng mở rộng vô hạn) tăng 27,6% lên 64,3 tỷ USD, cao hơn mức dự báo 50,4 tỷ USD trong năm 2020 (+13,4%) so với năm 2019).



Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Quốc gia với mục tiêu đến năm 2020, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra mắt hàng loạt các sản phẩm chuyển đổi số bao gồm chuỗi khối, cổng hỗ trợ thanh toán, nền tảng lập trình giao tiếp... Chính phủ dự kiến sẽ thực hiện mở rộng chính sách tài khoá và tăng chi tiêu công để thúc đẩy nền kinh tế, các dự án Công nghệ thông tin, Viễn thông được kỳ vọng sẽ được đầu tư trong thời gian sắp tới, các công ty Công nghệ - Viễn thông sẽ được hưởng lợi khi Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công.


Chúng tôi dự phóng doanh thu toàn ngành sẽ đạt 121.3 tỷ USD (+8% YoY). Tháng 10/2020 Việt Nam sẽ thương mại hoá 5G bằng thiết bị Việt Nam. Các công ty Điện tử Viễn thông Việt Nam cần thay đổi, lắp đặt và thử nghiệm hạ tầng, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ 5G, IoT, Big Data,... Các thách thức về con người, lao động có kỹ thuật cao và hạ tầng đáp ứng công nghệ mới. Thị phần chủ yếu của dịch vụ viễn thông di động mặt đất do 3 công ty lớn nắm giữ tới 98.1% thị phần, trong đó Viettel (54,1%), Mobifone (25,6%), VNPT (18,4%).


Với tư cách là thành viên của Tổng Công ty Mobifone, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Mobifone (Mobifone Service) là đơn vị cung cấp dịch vụ kỹ thuật và hạ tầng trong lĩnh vực thông tin di động. Mobifone Service đã có bề dày kinh nghiệm triển khai các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông trên toàn quốc.


Công ty Mobifone Service cung cấp các dịch vụ kỹ thuật bao gồm khảo sát, thiết kế, lắp đặt các tuyến truyền dẫn Viba (Microwave) với trang thiết bị phần cứng, phần mềm chuyên dụng cho các nhà mạng trên toàn quốc đảm bảo hoạt động hỗ trợ 24/7 và đảm bảo chất lượng dịch vụ, sự an toàn mạng lưới.


Bên cạnh đó, MFS còn cung cấp dịch vụ truyền dẫn Viba dung lượng cao với công nghệ mới Full IP trên mạng truyền dẫn của Mobifone với các dòng thiết bị Viba của nhà cung cấp hàng đầu thế giới NEC gồm 1000 HOPs Viba. Các dịch vụ mà mobifone Service cung cấp: Đầu tư, khai thác, thiết kế, xây dựng Hạ tầng Viễn thông. Cho thuê thiết bị truyền dẫn Viba, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị Viễn thông, vận hành ứng cứu hệ thống BTS, truyền dẫn, tư vấn tổ chức thực hiện đo kiểm trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin.

Hình: IF Cable Laying

Kế tiếp, Công ty Mobifone Service còn cung cấp Dịch vụ Cho thuê Cơ sở hạ tầng. Đến nay, Công ty đã đầu tư cho thuê cơ sở hạ tầng trạm BTS trên quy mô toàn quốc như: Sơn La, Nghệ An, Hà Nội, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Lâm Đồng. Các dịch vụ Công ty Mobifone Service cung cấp bao gồm: Cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông, khảo sát tìm kiếm vị trí xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, thi công và xây dựng cơ sở Hạ tầng Viễn thông, Quản lý triển khai các dự án công trình Viễn thông. Một số hình ảnh về dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trạm BTS:


Và cuối cùng Mobifone Service cung cấp Dịch vụ Giá trị Gia tăng với các sản phẩm sau:


Nội dung số VAS: Mobifone Service triển khai kinh doanh nội dung số với 3 nhà mạng chính tại Việt Nam là Mobifone, Vinaphone và Viettel. Nội dung cung cấp bao gồm: âm nhạc video,...


Brandname SMS: Là giải pháp truyền thông hiện đại và trực tiếp thông qua tin nhắn hiện đại thông qua tin nhắn tới điện thoại di động của người nhận. Qua đó, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ xuất hiện dưới phần người gửi (From/Sender) hoặc nội dung của tin nhắn.


Wifi Marketing: Marketing, quảng cáo trên hệ thống mạng Wifi miễn phí tại các trung tâm thương mại, siêu thị, quán cafe, nhà hàng,.. và chính tại địa điểm kinh doanh nhà hàng.


IVR (Interative Voice Response): Là một hệ thống trả lời điện thoại được điện toán hoá. Nó hướng dẫn người gọi đến những chọn lựa họ cần bằng cách bấm số theo một danh sách liệt kê sẵn (voice menu). IVR có thể sử dụng cho hệ thống chăm sóc khách hàng, các dịch vụ giải trí như âm nhạc, kết bạn, radio, thông tin,...


2. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng bền vững qua các năm.



Biểu đồ trên cho chúng ta thấy được doanh thu và lợi nhuận của Mobifone Service liên tục tăng trưởng, sự bền vững này tới từ việc lượng khách hàng dùng thiết bị di động và mạng di động ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Với các lĩnh vực tiên tiến và mũi nhọn như cung cấp hạ tầng viễn thông, cung cấp các dịch vụ liên quan đến 4G và tương lai là 5G, MFS đang hưởng lợi rất bền vững trong nền kinh tế số đang phát triển của Việt Nam. Với quan điểm thận trọng, Thảo cho rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển qua các năm sau với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 10-20%/năm.


3. Lợi suất cổ tức hấp dẫn và bền vững


Mặc dù MFS chỉ mới lên sàn từ năm 2019, tuy nhiên trong các năm mà MFS lên sàn đều chia cổ tức đều đặn với mức lợi suất hấp dẫn:

- 20/07/2021: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 25%.

- 13/07/2020: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 25%

Với thị giá 33,000 đồng, dự kiến 3 tháng nữa, MFS sẽ chia 2,500 đồng /cổ phiếu, tương ứng với mức sinh lợi khoảng 7.6%, mức lợi nhuận này cũng đã tốt hơn lãi suất gửi tiết kiệm ở thời điểm hiện tại. Đây là một mức lợi tức khá ổn định cho nhà đầu tư trung và dài hạn.


4. Kỳ vọng lớn vào phát triển hạ tầng mạng 5G trong giai đoạn 2022 – 2025


Chuyển đổi số, kinh tế số hiện nay đang là xu thế của toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0 và cú hích của đại dịch Covid-19, thế giới đang ở điểm đột phá của quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại. Với mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)”; “Kinh tế số chiếm 20% GDP”; “Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã” và “Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh” thì các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp số có rất nhiều dư địa để phát triển.


Hưởng ứng theo đà chính sách phát triển của chính phủ, năm vừa qua ngành Viễn thông vẫn phát triển, thậm chí doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2020 tăng trưởng nhẹ (hơn 0.3% so với năm 2019) với 130.280 tỷ đồng đồng doanh thu. Thuê bao băng rộng (cố định và di động) có sự tăng trưởng ấn tượng, bình quân giai đoạn tăng trưởng 15%/năm (băng rộng cố định), 22%/năm (băng rộng di động) và tiếp tục duy trì đà tăng ổn định. Các doanh nghiệp viễn thông cũng tăng gấp đôi băng thông tất cả các gói cước FTTH với mức giá giữ nguyên trên toàn quốc; tặng dung lượng data cho khách hàng cài đặt ứng dụng Bluezone, … góp phần nâng cao ý thức của người dân và xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời phục vụ tốt công tác điều hành chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống giao ban trực tuyến giữa Bộ Y tế và các bệnh viện có liên quan.


Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) và chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất góp phần hoàn thành các mục tiêu: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân; Giải phóng 112MHz trên băng tần 700MHz là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc; Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số) xuống đến nhiều huyện, xã, thôn, bản; các Đài Phát thanh truyền hình địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng.


Các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, MobiFone, VNPT) đang thử nghiệm thương mại mạng và cung cấp dịch vụ 5G tại một số thành phố lớn như Hà nội, TP. Hồ Chí Minh góp phần vào việc đưa Việt Nam là một trong những nước triển khai 5G sớm nhất trên thế giới. Với định hướng phát triển là trở thành công ty cung cấp hạ tầng kỹ thuật mạng di động hàng đầu Việt Nam, MFS đã và đang dự trữ một lượng lớn tiền mặt. Cụ thể, hiện tại MFS đang có khoảng 141 tỷ tiền mặt tương đương 50% tài sản doanh nghiệp. Đồng thời MFS cũng chưa có khoản nợ vay nào cả. Toàn bộ tiền và hạn mức vay sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp chính thức tham gia mảng xây dựng hạ tầng và phát triển mạng 5G trong giai đoạn 2022 – 2025. Sau khi tham gia vào mảng này. Lợi nhuận MobiFone Service được kỳ vọng sẽ tăng trưởng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với giai đoạn 2019 – 2021.


5. Cổ phần hóa Mobifone vào năm 2022 - 2023 sẽ làm tăng kỳ vọng cũng như PE của các doanh nghiệp thành viên trên sàn chứng khoán


Tại Quyết định 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 15-8-2019) phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 nêu rõ: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone sẽ cổ phần hóa theo hình thức Nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ. Hồi tháng 6/2019, Mobifone đã hoàn thiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng thời thực hiện kiểm tra thực trạng toàn bộ các lô đất. Đến đầu tháng 12/2019 Mobifone đã hoàn tất việc kiểm tra toàn bộ 26 cơ sở nhà đất. Mobifone cũng trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt chủ trương tổ chức lại các ban quản lý dự án của tổng công ty; triển khai hợp nhất cơ quan tham mưu của Đảng ủy với các đơn vị chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ tương đồng của tổng công ty theo Quy định số 69-QĐ/TW.


Tuy nhiên, đến năm 2020 – 2021 do dịch bệnh Covid – 19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn nhà nước của MobiFone nên chính phủ đã điều chỉnh kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Tài chính cho rằng, công tác cổ phần hóa phải được quan tâm, chỉ đạo triển khai tập trung, trọng điểm, tránh dàn trải, hoàn thành đúng tiến độ, đúng mục tiêu đối với từng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.


Bộ Tài Chính yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, tồn tại, vướng mắc (xây dựng lộ trình, xác định thời điểm cổ phần hóa, xử lý, sắp xếp cơ sở nhà đất, xử lý các tồn tại về đất đai, tài sản, tồn tại về tài chính) của các doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa để thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2023 - 2024 đảm bảo khả thi thực hiện. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2022 - 2023 tập trung hoàn thành việc cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone (tỷ lệ nắm giữ sau cổ phần hóa là 51%).


Hiện tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Mobifone (MFS) đang là công ty liên kết của Tổng công ty Viễn Thông MobiFone (MobiFone nắm giữ 31%), với sự kiện chuẩn bị cổ phần hóa và để bán vốn nhà nước được hiệu quả hơn thì các doanh nghiệp viễn thông trên sàn phải được định giá PE cao hơn thị trường. Ví dụ, giả sử cùng là lợi nhuận 4000 tỷ, EPS = 3000 VND/ cổ phiếu, PE = 10 tương đương giá sẽ ở ngưỡng 30,000 VND/ cổ phiếu thì PE = 12 giá sẽ ở ngưỡng 36,000 VND/ cổ phiếu. Vì vậy, trước khi đưa các doanh nghiệp tổng công ty lên sàn, các doanh nghiệp nhỏ của tổng công ty ở trên sàn sẽ tăng trước để tạo ra một nền giá cao hợp lý.


6. Đang bị định giá rất thấp so với thị trường


Trong khi các doanh nghiệp cùng ngành như FPT, FOX, CMG, ITD, VGI, CTR …. đều đang được định giá PE ở ngưỡng 13.3 – 25 lần, thậm chí VGI – một Doanh nghiệp có những quỹ lớn của nước ngoài mua thì thậm chí đang thua lỗ trong năm 2021 thì MFS lại đang bị định giá với chỉ 8.7 lần. Với một doanh nghiệp làm ăn tốt, sản phẩm tốt, cổ tức đều đặn, tương lai phát triển rộng mở và thì Thảo tin rằng, mức định giá ở 12 lần vẫn còn khá thận trọng (PE 12, tương ứng giá khoảng 59,500 đồng/ cổ phiếu)


ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ


Với kết quả kinh doanh tăng trưởng bền vững qua các năm cùng với sự phát triển như vũ bão của thời kỳ số hóa, mạng điện thoại di động, đặc biệt là tốc độ trẻ hóa người sử dụng mạng 4G, 5G, Thảo kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 của MFS sẽ tăng trưởng tích cực. Cụ thể, em cho rằng lợi nhuận sau thuế tương ứng sẽ đạt khoảng 35 tỷ đồng. EPS năm 2021 tương ứng là 4,956 đồng/ cổ phiếu. Với PE tương ứng ở vùng 12 lần cho một doanh nghiệp viễn thông có lợi nhuận bền vững. Giá kỳ vọng cho năm 2021 lên tới 59,500 (+80%). Thảo khẳng định lại một lần nữa là định giá 59,500 đồng/CP là hoàn toàn hợp lý.



Cảm ơn tất cả Anh Chị đã dành thời gian để đọc đến cuối bài viết của Thảo. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho Anh Chị một gợi ý cho danh mục đầu tư của mình năm 2022 này.



Best Regards,

--------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO

CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Yuanta Securities Vietnam (YSVN) - Head Office

4th Floor - Tower 1; Saigon Centre; 65 Le Loi, Ben Nghe, Dist.1, HCMC, Vietnam

Mobile/Zalo:0333003915| Email: thao.nguyen2@yuanta.com.vn | W: www.yuanta.com.vn


Ngoài ra, Anh Chị có thể xem lại video Thảo phân tích để biết chi tiết về số liệu ạ.


45 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page