top of page
  • Ảnh của tác giảNguyễn Bích Thảo

Đã đến lúc nhà đầu tư phải "Chọn mặt gửi vàng"

Có lẽ tháng 7 vừa qua chính là một tháng đầy bão tố đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi VNIndex có nhịp điều chỉnh từ vùng đỉnh 1420 về 1225 điểm. Và tính đến thời điểm hiện tại (03.08.2021) thì chỉ số chung cũng như thanh khoản đã có sự cải thiện tích cực từ vùng đáy. Song cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán vẫn luôn hiện hữu nhưng không còn dễ dàng như giai đoạn trước, thị trường có sự phân hoá tương tự như sức đề kháng khác nhau của từng doanh nghiệp, nhóm ngành nên việc lựa chọn cổ phiếu lúc này phải thật thận trọng.Và theo góc nhìn kinh tế thì bước điều chỉnh vừa rồi cũng chính là cơ hội để đầu tư không chỉ là 6 tháng cuối năm 2021 mà còn là hai, ba năm tới.

Tuy nhiên, sau suốt một thời gian dài cứ mua là thắng, đã tới lúc nhà đầu tư phải “chọn mặt gửi vàng” và quan tâm đến những cái tên chất lượng hơn. Đặc biệt là trong bối cảnh các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ thị trường với việc sở hữu trên 98,5% tài khoản giao dịch và trên 83% giá trị giao dịch chứng khoán/phiên.


Dựa trên kinh nghiệm cũng như sự phân tích của mình, Thảo đưa ra khuyến nghị đối với 5 nhóm ngành dựa trên tiêu chí vẫn giữ được tăng trưởng thậm chí tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ Covid, bao gồm logistics, công nghệ thông tin, nguyên vật liệu, chứng khoán và bất động sản khu công nghiệp.

Ở lĩnh vực công nghệ thông tin, có những doanh nghiệp niêm yết đang tăng trưởng nhanh hơn cả giai đoạn không có Covid-19 nhờ nhu cầu chuyển đổi số đang tăng lên điển hình như FPT.

Còn đối với ngành nguyên vật liệu, dù hiện vẫn đang trong giai đoạn ảnh hưởng từ Covid-19 có thể xuất hiện những cú sốc về giá, nhưng nhìn dài hạn khi nền kinh tế phục hồi giá vẫn sẽ tăng như sắt, thép, cao su… Triển vọng của các ngành này sẽ tiếp tục phản ánh qua báo cáo tài chính các quý tới. Theo đó, cổ phiếu một số ngành nguyên vật liệu sẽ còn tiến đến đỉnh cao mới. Nhất là khi sự khan hiếm diễn ra cục bộ khi đứt gãy nguồn cung, chênh lệch cung cầu tăng đột ngột. Các doanh nghiệp điển hình: HPG, HSG, GVR,...

Ngành logistics hưởng lợi từ đặc thù nền kinh tế Việt Nam và chu kỳ tăng giá của chu kỳ logistics khiến khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt, có thể cao đột biến. Nhìn về dài hạn, đây còn là ngành phục vụ cả nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam nên nhu cầu logistics là không bao giờ giảm sút: GMD, HAH,...

Đối với ngành bất động sản đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp, nhu cầu bất động sản công nghiệp phần nào được phản ánh khi nhiều nơi tìm đất khó và giá cao. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp còn quỹ đất hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp. Các khu công nghiệp trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng không đơn thuần chỉ là cho thuê nhà xưởng mà có là các dịch vụ đi kèm là các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Các DN đã có phần hồi phục trở lại: KBC, SZC, …


Ngành chứng khoán sẽ tiếp tục là ngành hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, thu hút được sự quan tâm của ngày càng nhiều nhà đầu tư nhờ những nỗ lực ứng dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh giao dịch trực tuyến.Năm 2000, khi thị trường chứng khoán lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, chỉ có 2 cổ phiếu được niêm yết trên sàn. 21 năm sau, đã có 753 cổ phiếu niêm yết trên hai sàn giao dịch HSX và HNX và 907 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Quy mô thị trường tính tới 30/06 đã đứng ở mức 132,44% GPD. Bên cạnh câu chuyện về làn sóng Covid-19 thứ tư tại Việt Nam, chứng khoán dần trở thành một câu chuyện thời cuộc “nóng bỏng” suốt 6 tháng qua. Thị trường chứng khoán đang thu hút mọi tầng lớp người dân tham gia và triển vọng phát triển của thị trường trong dài hạn là không phải bàn cãi: SSI, VND, HCM,...

Riêng đối với ngành ngân hàng, Thảo xin phép không đề cập trong những nhóm ngành khuyến nghị, ít nhất là đến cuối năm. Vì lợi nhuận khả quan của nhóm ngành này phần lớn đã phản ánh vào giá cùng với lý do lãi suất của ngân hàng sẽ giảm đi. Vấn đề giảm lãi suất chưa bao giờ là dễ dàng đối với phía các doanh nghiệp nói chung và cá nhân các khách hàng nói riêng. Vậy thì câu hỏi lớn đặt ra lúc này đó chính bao giờ thì dịch bệnh sẽ thôi tác động đến nền kinh tế và lãi suất của ngân hàng? Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng cũng đã đi qua giai đoạn tăng giá mạnh nhưng cũng đã điều chỉnh đáng kể trong thời gian qua. Và rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp đầu ngành như: VCB hay là các cái tên nổi trội trong nhóm ngân hàng tư nhân và có câu chuyện như TCB, ACB, STB. Trong giai đoạn tới, nhóm cổ phiếu này có thể không còn tăng giá tốt như trước đây nhưng vẫn được đánh giá là nhóm “lèo lái” chỉ số chứng khoán bởi tỷ trọng vốn hoá chiếm tới 20%.

Cùng với đó, một số doanh nghiệp trong nước đang chủ động chuyển đổi trong mô hình kinh doanh, như doanh nghiệp dịch chuyển từ thương mại sang việc mở rộng thêm chuỗi giá trị nhằm tạo ra sức đề kháng giúp doanh nghiệp miễn nhiễm tác động của dịch bệnh hay diễn biến giá nguyên liệu. Trong đó không thể không kể đến sự kết hợp giữa Vinmart+ và Phúc Long. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu vẫn đáng được nhà đầu tư đưa vào danh mục. Bởi lẽ, đây cũng là các nhóm ngành đóng vai trò là đầu vào thiết yếu cho tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Mặt khác những “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới và chuyển sàn,… cũng sẽ là động lực thúc đẩy một số mã cổ phiếu liên quan đạt được dự tăng trưởng về lợi nhuận.

Nếu Anh/Chị đã dành thời gian đọc đến đây thì cho Thảo gửi một lời cảm ơn sâu sắc. Thảo hy vọng bài viết này sẽ giúp Anh/Chị có cái nhìn tổng thể hơn trước bức tranh thị trường chứng khoán vô vàn màu sắc giữa thời điểm quá tải thông tin như hiện tại.

Chúc Anh/Chị sức khoẻ và thành công!

Nếu Anh/Chị cần thêm thông tin thì có thể liên hệ với Thảo qua:

Mobile/Zalo: 0333003915



27 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page