top of page
  • Ảnh của tác giảNguyễn Bích Thảo

Thị trường tháng 9: Chờ ngày nắng lên

Đã cập nhật: 11 thg 9, 2021

Có thể nói nhịp chỉnh từ ngày 19/8 vừa qua có thể đã phản ánh một phần số liệu vĩ mô kém khả quan của tháng 8 và tâm lý nhà đầu tư cho thấy đã cân bằng hơn bằng nhịp hồi phục ngắn sau đó. Hiện tại định hướng và kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế có thể là chỉ báo của thị trường.

Vậy thì thị trường tháng 9 sẽ có xu hướng như thế nào? Hôm nay Thảo sẽ điểm qua các yếu tố then chốt cũng như các tin tức nổi bật nhất về thị trường đồng thời đưa ra nhận định của mình. Hy vọng giúp cho Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường và tối ưu hoá hiệu quả đầu tư.


  • Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế: Dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine (không tính nguồn COVAX). Trong đó, vaccine sẽ về nhiều trong tháng 9 (dự kiến hơn 20 triệu liều) và các tháng còn lại trong năm. Thủ tướng nêu quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9 và dự kiến triển khai cao điểm tiêm vaccine trong các tháng tới. Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phải hoàn thành tiêm mũi 1 trước ngày 15/9.

→ Với tốc độ này thời gian dự kiến mở cửa kinh tế sẽ rơi vào tháng 10.


Ngoài ra chất xúc tác hiện tại cho thị trường nằm ở chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nới lỏng vẫn còn dư địa, cụ thể:

  • Lạm phát vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, hỗ trợ chính sách tiền tệ. NHNN tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong điều kiện lạm phát được kiểm soát. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 03, bao gồm kéo dài thời hạn trích lập dự phòng, mở rộng phạm vi cơ cấu nợ xấu hỗ trợ cho nhóm ngân hàng.

→ Tiền vẫn được duy trì bơm ra và hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh.


  • Chính sách tài khoá nới lỏng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ trong và sau dịch: Dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng đầu năm khi chỉ đạt 41,7% kế hoạch Thủ tướng đưa ra (cùng kỳ là 43,9%). Tuy nhiên, tương tự như năm 2020, đầu tư công được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh trong Quý 4 nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế sau dịch.

→ Những nhóm về vật liệu xây dựng vẫn được hưởng lợi chính.


Kịch bản thị trường:

Trong quý 3, việc lợi nhuận của các công ty niêm yết có thể tăng trưởng chậm lại hoặc sụt giảm so với cùng kỳ sẽ không quá bất ngờ khi hoạt động tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng hiện đều sụt giảm do tác động của dịch bệnh. Với bối cảnh không được tích cực này, thị trường đã có sự phản ánh và thẩm thấu 1 phần kết quả kinh doanh khi có sự điều chỉnh từ giữa Tháng 08.

Do đó, Thảo đưa ra kịch bản trong tháng 09 chỉ số chung sẽ đi trong biên độ hẹp dần. Trong thời gian tới nếu thanh khoản thị trường có giảm đi thì điều này cũng dễ hiểu khi tâm lý Nhà đầu tư vẫn còn thận trọng về kết quả kinh doanh.

Về mức điều chỉnh thì Thảo nghĩ sự điều chỉnh sẽ không quá lớn và nếu có thì chỉ về mốc 1300 trước đó.

Càng gần về cuối Tháng 09 khi cộng hưởng về kết quả đã thẩm thấu xong, và cú huých khi mở cửa nền kinh tế trở lại thị trường sẽ bắt đầu nhịp tăng mới từ thời điểm này.

→ Đây là đánh giá chung của Thảo về chỉ số chung.


Về danh mục những nhóm Ngành chính Thảo đánh giá sơ lược như sau:

+ Vật liệu xây dựng: Thép hầu như sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều, giảm so với Quý 2 nhưng sẽ vẫn cao so với cùng kỳ

+ Nhóm Chứng khoán: Vẫn duy trì kết quả kinh doanh tốt những cổ phiếu có câu chuyện tăng vốn

+ Nhóm Bất động sản khu công nghiệp: Điểm trũng là Quý 2 đoạn rồi, nên kết quả kinh doanh Quý 3,4 sẽ có sự tăng trưởng mạnh

+ Nhóm Bank: Kết quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng tuy nhiên vẫn sẽ đảm bảo kế hoạch hoàn thành kế hoạch năm và tăng trưởng so với năm 2020.

Nếu Anh/Chị có nhu cầu tư vấn và cơ cấu lại danh mục thì liên hệ trực tiếp cho Thảo theo thông tin bên dưới để có những đánh giá chi tiết nhất.


Mobile/Zalo: 0333003915

Chúc Quý Nhà đầu tư sức khoẻ và thành công!




106 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page