top of page
  • Ảnh của tác giảNguyễn Bích Thảo

Khi nào thị trường chiết khấu đủ?

Một lần nữa thị trường chứng khoán Việt Nam là tiếp tục chinh phục một cột mốc mới trong quá trình phát triển, đó là tổng giá trị giao dịch xác lập một kỷ lục mới tong phiên giao dịch ngày 20.08.2021. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch này lại xuất hiện trong 1 phiên giao dịch không ai mong muốn đó là phiên giảm điểm mạnh của thị trường.

Tiếp sau phiên này lại tiếp tục xuất hiện 1 phiên giao dịch "Black Monday" điều này khiến hầu hết cổ phiếu giảm trung bình 10% (ngoại trừ nhóm chứng khoán tiếp tục thiết lập những đỉnh giá mới) .Và hôm nay, phiên 24.08.2021 lại tiếp tục là 1 phiên với lực bán áp đảo lực mua.


1 lần nữa nhà đầu tư lại tiếp tục đặt ra những câu hỏi thị trường tiếp tục điều chỉnh và điều chỉnh tới mức độ nào?


Vào đầu những nhịp điều chỉnh gần nhất vào cuối tháng 07, Thảo đã đưa ra chiến lược TUÂN THỦ KỶ LUẬT đồng thời GIẢI NGÂN TRỞ LẠI KHI ĐÃ XÁC NHẬN ĐÁY và gần như tới thời điểm cuối tháng 08 này đã mang lại một số hiệu quả nhất định với một số nhà đầu tư đã liên hệ trực tiếp đối với Thảo.

Vậy ở nhịp điều chỉnh tiếp theo này chúng ta nên hành động như thế nào?


Để có những có được hành động cụ thể chúng ta lại tiếp tục phân tích những nguyên nhân và mức độ tác động để đưa ra giải pháp cụ thể.

Đầu tiên: Siết chặt giãn cách là nguyên nhân có thể kể đến đầu tiên trong nhịp điều chỉnh này

+ Tích cực:

- Giúp đẩy nhanh quá trình dập dịch, hồi phục kinh tế ở giai đoạn Quý IV.2021

- Giúp quá trình tái cấu trúc Doanh nghiệp thay đổi theo hướng chuyển đổi số sẽ càng được đẩy nhanh

- Đây là không thể là cơ hội tốt hơn để tìm ra những DN có sức khỏe tài chính tốt, Tầm nhìn và các Quản trị của Ban lãnh đạo

+ Tiêu cực:

- Ảnh hưởng ngắn hạn đặc biệt là chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất đặc biệt là những DN mang tính thâm dụng lao động lớn và rất nhiều các vấn đề chúng ta đã thấy trong thời gian mà Thảo không cần phải thống kê ở đây.


Mức độ tác động sẽ như thế nào?

Đợt giãn cách này rơi vào đúng thời điểm đầu Quý 3.2021. Đây là cũng là giai đoạn sản xuất cao điểm nhất trong năm đối với nhóm ngành đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu vì vậy đối với đợt giãn cách dài nhất từ trước đến giờ sẽ tác động rất lớn đến doanh nghiệp.

Nếu như năm 2020 đợt Covid lần thứ nhất làm cho kết quả kinh doanh là trũng nhất trong giai đoạn Quý 1 (Tết Âm lịch), Quý 2 (ảnh hưởng Covid), thì năm nay khả năng Quý trũng nhất trong năm sẽ là Quý 3.2021.


Vì vậy thị trường đang phản ánh chính điều này, đây là yếu tố then chốt để chúng ta đưa ra những hành động cho danh mục của mình.

1 nguyên tắc của thị trường giá cổ phiếu sẽ thường tăng/giảm mạnh hơn so với mức độ biến động tăng/giảm lợi nhuận của Doanh nghiệp nên trong thời gian tới xu hướng cổ phiếu có những mức mức giảm từ 20-30% trong thời gian là hết sức bình thường.


Hành động của chúng ta là gì?

Như những cơ sở nhận định trên nhà đầu tư có thể nhìn nhận 1 cách sơ lược được:

- Nhóm CK vẫn tăng trong khi bối cảnh thị trường điều chỉnh

- Nhóm Ngân hàng hầu như chỉ đi ngang trong tháng 07 và đầu tháng 08

- Nhóm Thép hồi phục, điều chỉnh tương đương với thị trường

- Nhóm Cảng biển tăng mạnh trong với thị trường chung

- Nhóm xuất khẩu nói chung hầu như giảm và đi ngang


Tuy nhiên, để đánh giá dự báo một cách chi tiết về Doanh thu, lợi nhuận để đo lường mức độ điều chỉnh và hút dòng tiền khi hồi phục chúng ta phải đi sâu vào các dự phóng và định giá.

Nếu Anh/Chị quan tâm và cần hỗ trợ xử lý và tái cơ cấu danh mục thì Thảo có thể hỗ trợ những dự báo và dự phóng chi tiết.


Mobile/Zalo: 0333003915

Chúc Quý Nhà đầu tư sức khoẻ và thành công!



43 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page